Xơ dừa là phần của vỏ trái dừa được xé ra hoặc sau khi xay. Loại sản phầm này được người dân chế biến sau khi thu hái những trái dừa về để làm bánh kẹo. Đồng thời trong khi thu hái và chế biến trái dừa để làm bánh kẹo thì người dân cũng đã sử dụng luôn vỏ dừa để sản xuất ra loại xơ dừa để giúp cho ngành nông nghiệp được phát triển. Ngoài việc giúp cải tạo đất nông nghiệp thì xơ dừa còn được sử dụng trong việc xử lý nước thải rất tốt.

Thành phần của giá thể xơ dừa gồm chủ yếu là xenlulo chiếm 80%, ngoài ra lignin chiếm 18% và các hợp chất khác như tanin,…
Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của giá thể xơ dừa chứa 67.8% mùn, 0.294% N, 0.064% P2O5, 0.063% K2O, 5.07% pH – H2O, 4.42% pH-KCl, Tỉ trọng (d) 1.266.
Độ thoáng khí cao tăng độ thông thoáng cho môi trường rễ cây trồng, giúp cây tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. CEC: trung bình – cao. Xơ dừa có tỷ trọng thấp. pH: 4,5 đến 6,9. Có tính ổn định cao. Tỷ lệ C/N vừa phải, phân hủy chậm.
Tác dụng của Xơ dừa
Loại sản phẩm giá thể dinh dưỡng này dùng để phủ lên gốc của những cây trồng, giá thể trồng cây các loại (hoa, rau quả). Ngoài ra giá thể xơ dừa có thể dùng để xử lí nước thải rất tốt.

Thành phần dinh dưỡng cao, kích thích ra rễ có nhiều hợp chất hữu cơ tốt cho đất và cây trồng
Sử dụng vỏ dừa, mụn xơ dừa làm giá thể trồng hoa lan, mụn xơ dừa thích hợp để ươm cây. Ngoài ra, xơ dừa sau khi xử lý và sấy khô để loại bỏ tạp chất sau đó được ép khuôn tạo thành chậu trồng cây thường dùng trong nội thất, sản phẩm Thân thiện với môi trường
Ưu điểm
Xơ dừa dùng làm giá thể trồng cây có ưu đểm dễ thấm nước, giữ ẩm tốt, thoát nước nhanh, kháng sâu bệnh.,.. thích hợp làm giá thể trồng hoa kiểng, bon sai, rau sạch, hoặc vườn ươm và trang trại.

Xơ dừa là nguyên liệu sản xuất “đất sạch”, kết hợp với đất thịt giúp đất tơi xốp không bị vón cục, giúp đất tự nhiên thông thoáng cho cây phát triển.
Bởi tính tơi xốp và thoáng khí các loại giá thể này khi kết hợp với nhau sẽ làm cây nhanh phát triển, hệ rễ phát triển mạnh, góp phần thúc đẩy tăng năng suất, thường dùng tỉ lệ 1:1:1:1 Phân bò : xơ dừa : tro trấu : đất sạch.
Nhược điểm và cách khắc phục
Xơ dừa thường có một lượng chloride (trên 700 ppm) và hàm lượng lignin khoảng 58%, khó phân hủy, gây khó khăn cho việc chế biến thành các loại giá thể khác như đất sạch Boisoil, nếu sử dụng trực tiếp có thể gây độc cho cây trồng.

Vì thế khi sử dụng làm giá thể cần phải xử lý hàm lượng lignin bằng phương pháp vi sinh ở quy mô công nghiệp biến lignin thành chất có ích cho cây trồng, tận dụng được nguồn tài nguyên hữu cơ làm tăng độ phì hữu cơ, vi sinh, vi lượng cho đất trồng.
Xơ dừa có khuyết điểm dễ mọc rêu, không thoáng, dễ mục, nhưng do số lượng nhiều và rẻ nên xơ dừa được trồng thành băng trên vạt tre. Nếu dùng xơ dừa trồng chậu phải hạn chế tưới nước.
Tốt nhất là tạo điều kiện ẩm độ bên ngoài hơn là trong chậu. Đối với chất trồng này phải phun thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên. Tuy nhiên xơ dừa lại là môi trường rất tốt cho đa số các loài lan thuộc giống Dendrobium.
Chúng ta còn có thể khắc phục bằng cách ngâm giá thể xơ dừa trong bể vôi dùng bón cho cây trồng với tỷ lệ 5kg vôi pha 200 lít nước sạch, ngâm trong thời gian 5-7 ngày đem xả nước bỏ chất đen để bỏ chất mặn,chát, độc tố trong xơ dừa, sau đó đưa nước sạch vào xử lý và có thể đem ra sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng
Xơ dừa có khả năng giữ nước rất cao, cách sử dụng đơn giản, bạn có thể phủ xơ dừa lên bề mặt đất trồng cây sẽ giúp giữ nhiệt độ bên dưới luôn mát mẻ, chống nóng cho cây, giúp cây không héo và giữ nước
Người ta cũng sử dụng vỏ trái dừa khô chặt thành những miếng nhỏ có kích thước khác nhau để làm giá thể cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt dùng để trồng Lan. Đây là chất trồng rất cần nếu sản xuất lan đại trà trên quy mô lớn.

Ngoài ra Bạn có thể tự trồng rau mầm bằng giá thể xơ dừa tại nhà để thưởng thức với những hướng dẫn đơn giản dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị khay trồng
Đối với gia đình có nhu cầu sử dụng rau mầm lớn hoặc hộ sản xuất, hợp tác xã thì lắp đặt thêm kệ nhiều tầng dùng để đặt khay trồng rau mầm. Với số lượng khay trồng nhiều thì khoảng cách giữa các khay phải hợp lý để đảm bảo đủ ánh sáng giúp cây rau quang hợp. Khu vực để kệ phải thoáng mát và có mái che.
Bước 2: Ngâm hạt
Hạt giống rửa sạch ngâm nước ấm (45÷500C) trong thời gian 2-5h tùy loại hạt: hạt dày vỏ ngâm lâu, hạt mỏng vỏ ngâm thời gian ít hơn.
Ngâm hạt giống để sau khi ngâm ta có thể loại bỏ được các loại hạt lép, hạt sâu. Sau đó vớt ra để ráo. Mục đích của việc để ráo hạt là để dễ dàng khi gieo.
Bước 3: Làm giá thể
Cho giá thể vào khay xốp dày khoảng 2÷3cm. Làm cho bề mặt bằng phẳng để tránh bị dồn hạt khi gieo. Sau đó phun nước cho ướt giá thể. Trải giấy thấm lên trên bề mặt giá thể và phun nước lần 2. Mục đích của việc trải giấy thấm là để giá thể không bám vào cây gây bẩn khi thu hoạch.
Bước 4: Gieo hạt
Gieo hạt giống bằng tay đều lên bề mặt giá thể. Mật độ gieo tùy thuộc vào loại hạt giống, nhưng trung bình khoảng 10gr hạt/40cm2 bề mặt giá thể. Tưới phun nhẹ một lần nữa. Dùng một tấm bìa cứng đậy bề mặt khay trong 2 ngày.