TỔNG HỢP CÁC LOẠI HẠT GIỐNG DÂU TÂY
1) Dâu tây đỏ khổng lồ ± 10 hạt
2) Dâu tây trắng. ± 100 hạt
3) Dâu tây vàng. ± 100 hạt
4) Dâu tây đỏ. ± 100 hạt
5) Dâu tây đỏ ngọt ± 20 hạt
Là giống dâu chịu nhiệt tốt. Rất tốt cho sức khỏe đặc biệt trẻ nhỏ.
Dâu tây ưa ẩm, thoáng mát nên chỉ cần nắng một buổi là đủ. Để cây phát triển tốt nhất là trồng ở nơi nào chỉ có nắng trực tiếp vào nửa ngày. Tránh để cây nơi có ánh đèn vào buổi tối bởi cây sẽ phát triển mạnh nhưng không ra trái.
Vì thế dâu tây rất được ưa chuộng trồng trong trậu treo để ban công, cửa sổ, chỉ nắng vào buổi sáng hoặc chiều. Nếu trồng ngoài trời hoặc trong vườn nên trồng dưới bóng những cây to nhưng vẫn có nắng ở mức độ vừa phải và có thể giữ ẩm tốt.
HƯỚNG DẪN CÁCH GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Đất trồng: Chọn đất tơi xốp dễ thoát nước , gồm : 40% đất trồng , 20% trấu hun , 20% mùn dừa , 20 % phân chuồng hoai mục
Chuẩn bị bầu ươm : Có thể dùng viên nén gieo hạt hoặc dùng hộp nhựa có nắp đậy để gieo hạt (hộp nhựa trong suốt đựng trứng hoặc bánh vứt đi )
2. Cách gieo:
Cách gieo hạt :
Cách 1 : (tỉ lệ nảy mầm tốt hơn) : Ngâm hạt giống trong nước ẩm ( 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh ) khoảng 4 tiếng để rút ngắn thời gian nảy mầm của hạt.
Sau khi ngâm hạt xong ta sẽ dùng bông gòn hoặc giấy ăn để ủ hạt giống. Nếu sử dụng là bông gòn thì tốt nhất làm bằng 2 lớp: đầu tiên lấy 1 miếng bông gòn trải vào hộp ủ hạt giống sau đó làm ướt bề mặt xong lấy hạt giống đã ngâm trải lên trên mặt sau đó ta trải lên trên thêm 1 miếng bông gòn nữa và làm ướt. Nghiêng hộp đựng nếu có nước ở ngay góc thì ta đổ ra đến khi nào ta thấy không còn nước nữa thì thôi.
Sau đó đậy nắm lại và để trong tối cho hạt tập trung nảy mầm. Sau 2-3 ngày hạt sẽ bắt đầu nảy mầm, những hạt giống chưa nảy mầm ta ủ tiếp các hạt đã nảy mầm bạn đem gieo :
Bạn gieo vào viên nén hoặc khay đã chuẩn bị sẵn,lấp 1 lớp mỏng đất vừa đủ để phủ kín hạt. Hoặc lấy giấy vệ sinh. Làm nhiều lớp tẩm nước. rồi gắp hạt từ quả trét vào giấy. Bỏ giấy vào khay đậy nắp để nơi thoáng mát.
Cách 2 : Ngâm hạt đâu tây trong nước ẩm ( 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh ) trong 4 – 6 tiếng để rút ngắn thời gian nảy mầm của hạt. Sau đó lấy đầu tăm hoặc đầu bút chấm nhẹ hạt ấn nhẹ vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn , phun ẩm nhẹ vào đất bằng bình xịt phun sương .
Để bầu ươm nơi bóng râm , tránh ánh nắng gay gắt , sau 7-10 ngày thì hạt bắt đầu nảy mầm , ta di chuyển bầu ươm đến nơi có ánh sáng nhẹ để cây quang hợp
Khoảng sau 40 ngày cây bắt đầu lớn có 4,5 lá thật , ta di chuyển cây con sang chậu lớn hơn . Khi chuyển cây sẽ có hiện tượng héo rũ do rễ bị đứt nếu chuyển không khéo. Trong 2 đến 3 ngày đầu nên che nắng cho cây, tưới nước đều cây sẽ phát triển bình thường trở lại.
Khi cây được 2 tháng cao khoảng 10cm , ta lại sang mỗi chậu 1 cây dâu tây , đất bón lót phân chuồng hoai mục đầy đủ để cây có dinh dưỡng
3. Chế độ nước và phân bón: Tưới nhẹ cho đất đủ ẩm , tránh đất bắn lên lá cây , khoảng 10 ngày ta pha loãng npk tổng hợp tưới 1 lần , lưu ý tưới vào vùng đất xung quanh gốc cây , ko tưới trực tiếp vào gốc hoặc lá cây . Dùng nước thường tưới vào buổi chiều khi nắng đã tắt, tưới ẩm đất, nếu đất của bạn giữ ẩm kém có thể tưới thêm 1 lần vào buổi sáng. Có thể tận dụng nước vo gạo tưới cho cây, nước gạo sẽ lên men trong đất giúp cây phất triển tốt. Tuy nhiên chỉ tưới nước gạo nếu cây trồng được 1 tuần. Không tưới khi cây chưa bám rễ.
Khi cây bắt đầu ra hoa bón npk siêu lần 10 ngày 1 lần , cây đậu quả bắt đầu bón nhiều kali để quả thơm và ngọt .
+ Ra hoa, quả: Bạn cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh. Nếu trồng bằng chậu dài nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi tránh sâu bọ.
Nếu trồng bằng chậu tròn thì bạn nên tìm que chống quả cách biệt với mặt đất. Nếu 1 cành ra quá nhiều hoa, quả con nên ngắt bớt để số lượng tối đa là 3 quả thì cây mới có thể tập chung nuôi và chất lượng quả tốt. Nếu để nhiều quả hao chất nuôi dưỡng của cây mà nhưng quả khác cũng không được phát triển đầy đủ.
– Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.
-Ra nhánh: Sau khi cây đã mọc ổn định và đủ chất cây sẽ ra mầm, khi mầm phát triển tốt mọc dài đến mức cần và đủ sẽ tự đâm rẽ để tạo cây con mới. (đây là lúc vườn dâu phát triển hơn và có thể tách cây để tạo một chậu trồng mới).
4. Phân bón
– Dùng phân bón có bán sẵn tại các của hàng vật tư nông nghiệp.
– Lưu ý : mỗi lần chỉ nên bón tầm vài hạt cho 1 chậu ( 10 ngày bón 1 lần)
– Sử dụng phân gà đã ủ hoai trộn lẫn với đất với lượng vừa phải, không được lạm dụng bón quá nhiều vì sẽ gây nóng và chết cây.
– Không bón phân chưa được ủ hoai bởi có nhiều vi khuẩn, dễ khiến cây xót và bị chết.
7. Quả và cây con
Ra quanh năm nhưng nhiều vào mùa mưa, do có độ ẩm cao. Chất lượng quả phụ thuộc chất đất, giống cây, cách chăm sóc, thời tiết. Quả mùa hè thường ngọt hơn nhưng nhỏ hơn. Nếu quá nhiều nắng quả bị táp, có màu vàng cam. Mùa đông quả to hơn nhưng cũng chua hơn. Có thể dùng để ngâm đường làm mứt, làm mặt nạ chăm sóc sắc đẹp.
Hạt giống được ship toàn quốc, Liên hệ 0931.520.869 để được tư vấn chi tiết. Vườn xanh nông nghiệp chúc các bạn thành công