Tên khoa học: Dalbergia cochinchinensis.
Họ: Fabaceae
Cây Trắc có xuất xứ từ Nam Kỳ của xứ Đông Dương thuộc Pháp cũ, ở Việt Nam cây được phân bố chủ yếu ở Miền Trung và Nam Bộ
Đặc điểm hình thái Cây Trắc
Trắc là cây thân gỗ lớn với đường kính thân trung bình khoảng 0.6 m, có thể đạt đến 1m và cây trưởng thành có thể cao từ 25 m – 30m gốc thường bạnh vè. Thân cây có vỏ màu xám nâu hoặc vàng nâu, nút dọc, Vỏ nhẵn, màu xám nâu, nhiều xơ, vết đẽo dày màu vàng nhạt sau đỏ nâu. Cành nhiều, cành non mảnh nhẵn, lốm đốm nốt sần..
sờ thấy nhẵn và có thể bong những mảng lớn.
Lá: kép lông chim 1 lần mọc cách, dài 15–20 cm. Cuống lá dài 10–17 cm mang 7-9 lá chét. Lá chét hình trái xoan đầu nhọn dần, có mũi lồi ngắn.
Hoa: Tự hình chùm hoặc xim viên chùy ở nách lá, các lá bắc sớm rụng. Hoa lưỡng tính, không đều; đài hợp gốc, đỉnh xẻ 5 thùy, tràng hoa màu trắng. Nhị có cong thức 9+1.
Quả: cây trắc có hình thuôn dài, mảnh, đỉnh nhọn. Chiều dài quả từ 5 cm đến 6 cm, rộng từ 1 cm đến 1.1 cm. Mỗi quả chứa từ 1 – 2 hạt. Quả chín vào tháng 9 đến tháng 12. Chồi cây tái sinh rất mạnh ở gần gốc.
Tốc độ sinh trưởng: Chậm
Phù hợp với: Cây trắc mọc ở những nơi có độ cao tuyệt đối không quá 500m.
Vị trí trồng thích hợp cho Cây Trắc
Cây Trắc có tốc độ sinh trưởng chậm, Khi cây còn non thường ưa núp dưới bóng râm của những cây gỗ khác, còn cây trưởng thành lại rất ưa sáng.
Cây Trắc thường được trồng ở công viên, vườn hoa, vĩa hè đường phố, trang trí tiểu cảnh, trong sân vườn, nhà ở, lối đi ,hay trồng trong chậu nhỏ đặt trước nhà cũng rất đẹp.
Ý nghĩa Cây Trắc
Cây Trắc được dung làm cây công trình, cây che bóng mát, được trồng phổ biến ở công viên, đường phố, khuôn viên nhà xưởng, công ty hay chính trong sân vườn gia đình…
Cây Trắc còn có khả năng hấp thụ khá tốt, thanh lọc không khí, tạo ra bầu không khí trong lành hơn.
Gỗ quí, màu đỏ tươi, thớ mịn, dòn, dề gia công, mặt cắt mịn sau khi khô không nẻ cũng ít biến dạng, không bị mối mọt, khó mục mặt cắt dọc có hoa vân đẹp, rất cứng. Gỗ trắc rất có giá trị kinh tế, dùng đóng đồ đạc cao cấp giường tủ, bàn ghế nhất là sa lông và sập, làm đồ tiện khác và đồ mỹ nghệ.
Với những ưu điểm lớn, trắc được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống. Khả năng chống mối mọt và chịu được ảnh hưởng của thời tiết khiến vật liệu này thích hợp để trở thành cột mốc biên giới của Việt Nam. Tinh dầu của gỗ cũng được chiết xuất để thư giãn và hỗ trợ điều trị bệnh căng thẳng, suy giảm trí nhớ.
Gỗ trắc này còn có tính ứng dụng trong cả phong thủy. Tinh dầu và màu sắc của trắc có ý nghĩa bài trừ những tác động xấu, thu nạp dương khí và mang lại vận may cho người sử dụng. Vì thế, bạn sẽ bắt gặp những mẫu vòng tay làm từ gỗ cây trắc, lục bình, thiềm thừ phú quý, tượng gỗ trong nhà hay thậm chí những sản phẩm nội thất từ gỗ cây trắc mà bạn sử dụng cũng có ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt.
Ươm trồng và chăm sóc Cây Trắc
Cách ươm cây Trắc:
Ươm cây bằng cách gieo hạt: Tiến hành chọn loại quả già, khô đem đi phơi để tách hạt khỏi quả. Sau đó tiến hành ngâm trong nước ở nhiệt độ 54°C có một chút muối ăn (3-5%) để loại bỏ hạt lép, lửng. Sau đó tiến hành ngâm tiếp trong nước sạch từ 4-5 giờ đồng hồ, vớt ra, ủ hạt ở nơi ấm, khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Đất gieo hạt chỉ cần nhỏ mịn vì hạt nhỏ. Độ sâu gieo hạt 0,5-1 cm. Gieo xong nên ủ rơm rạ mục lên mặt luống gieo. Tiến hành tưới nước thường xuyên để hạt mọc thành cây con.
Ươm cây bằng cách chiết càn hoặc giâm cành: Khi chiết cành chọn những cành có đường kính 0,6-1 cm chiết vào tháng 9-10 hàng năm và khoảng tháng 2-3 năm sau có thể cắt cành chiết đem vô. Còn đối với cành giâm chọn cành bánh tẻ, các lá khô còn bám trên cành không nhiều. Giâm các cành này vào tiết đông chí hàng năm, vào khoảng tháng 12. Sử dụng các chất kích thích ra rễ có thể đạt tỉ lệ thành công cao hơn, từ 70-80%.
Cách trồng cây Trắc:
Sau khi đã chuẩn bị được Cây Gỗ Trắc, tiến hành trồng cây. Nên chọn đất có thành phần trung bình hoặc hơi nặng để trồng. Cây Gỗ Trắc có thể trồng trên nền đất thịt sét, đất thịt pha cát; không nên trồng trên đất cát sỏi do khả năng giữ nước kém.
Ngoài ra nên trồng cây con cùng với bầu đất, lấp đất đến cổ rễ của cây, nén nhẹ xung quanh gốc và tưới ẩm cho đất từ từ ít một từ ngoài vào trong, từ trên ngọn xuống dưới để đất không bị váng, cây chóng bén rễ.
Để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần bón lót cho đất trước khi trồng cây, nhất là trồng trong bồn, chậu. Thời kỳ đầu cây con thường sinh trưởng chậm vì vậy cần chú ý tưới nước, làm cỏ cho cây. Khi cây đạt chiều cao 3-5 cm thì có thể tưới ít lần hơn và tưới thúc cho cây bằng phân loãng. Mặ khác cần chú ý khi cây ra các cành lộc non cần giữ cho khỏi gãy vì các cành này mềm, giòn, dễ gãy. Nếu có sâu cuốn lá hại trên các lá có thể bắt bỏ bằng tay hoặc dùng thuốc bảo vệ thực vật.