Tên khoa học: Polyathia longifolia
Họ: Annoaceae (na – mãng cầu)
Cây Hoàng Nam có xuất xứ từ Nam Mỹ sau đó được trồng phổ biến và rộng rãi hơn ở Sri Lanka, Bắc Ấn Độ.
Đặc điểm hình thái Cây Hoàng Nam
Là cây thân gỗ, thường xanh, thẳng cao, tán hẹp dạng tháp từ ngọn đến gốc nhánh có xu hướng rủ xuống phủ xanh đều như nhau; đường kính tán nhỏ hơn những loại cây khác chỉ từ 1-2m. Thân cây của nó bị bao phủ bởi lớp lá cây rậm rạp nhưng vỏ cây của nó lại có màu đen trơn, dáng cây thì cao một cách kiêu hãnh và hiên ngang, thân cao từ 5-10m, thậm chí nếu được ta chăm sóc tốt thì cây có thể cao hơn con số trên.
Ngoài ra gỗ của cây hoàng nam là một loại gỗ đặc biệt vì gỗ của nó khác với tất cả các loại gỗ khác ở chỗ nó có màu trắng thay vì màu vàng ngà nâu như gỗ của cây nhãn, cam,..
Lá thuôn dài, mềm, cong xuống, dày đặc, che kín hết cành thân, lá xanh quanh năm, chiều dài lá thuôn dài rất mềm mại. Lá của cây Hoàng Nam khi còn non thì có màu vàng hơi ngà đỏ nhưng khi lá chuyển già thì chúng sẽ có màu xanh thẫm (đậm), thuôn dài nhưng lại mềm mại. Cây Hoàng Nam có lá cong xuống theo cành, lá mọc kín che toàn bộ thân cây. Cây Hoàng Nam xanh tươi quanh năm.
Hoa cây Hoàng Nam hoa của cây có màu trắng mang mùi hương nhẹ thơm mát. Hoa của cây hoàng giang có 4 cánh hoa màu trắng, có 4 đài màu xanh, cây thường ra hoa vào tháng 12 của năm trước và tháng 1 của năm sau.có màu vàng chanh, cánh răn reo thơm, với hương thơm dịu nhẹ thanh mát
Quả của cây trông hơi giống quả sấu hình bầu dục, kết thành chùm đến vài chục quả, khi gần chín chuyển màu hồng, tím đậm, đen.
Cây Hoàng Nam có tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây được trồng phù hợp với khí hậu ẩm, đất tơi xốp, thoát nước tốt, cần che bóng tốt khi còn nhỏ. Cây có khả năng thích nghi và có sức sống cao.
Vị trí trồng thích hợp cho Cây Hoàng Nam
Cây Hoàng Nam mang dáng dấp trang nghiêm nên hoàng nam còn được trồng dẫn lối vào nghĩa trang hay những nơi có tính chất tôn nghiêm có tính tâm linh như đền, chùa… Bởi vì hoàng nam gắn liền với truyền thuyết đức phật thích ca mâu ni ra đời nên còn được gọi bằng tên: cây Vô Ưu.
Ngoài ra có thể trồng cây đan xen với một số loại cây cảnh khác ven vỉa hè hoặc hai bên đường có tác dụng dẫn lối.
Không chỉ vậy, cây hoàng nam có thể trồng để tạo cảnh quan khuôn viên sân vườn của hộ gia đình, dù là sân vườn của gia đình bạn có nhỏ hay là lớn thì cây hoàng nam vẫn thích hợp để trồng.
Ngoài ra Cây hoàng nam còn là cây trồng tạo cảnh quan công viên, tạo không gian thân thiện trong trường học, công ty hay tạo không gian xanh ở các khu đô thị hay những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách Châu Âu.
Ý nghĩa Cây Hoàng Nam
Y học
Cây Hoàng Nam có khả năng chữa bệnh, là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh nhất là sốt và chữa được một số loại bệnh ngoài da. Ngoài ra cây Hoàng Nam còn chữa được bệnh đái tháo đường, cao huyết áp và giun sán. Một số loại hoạt chất tinh dầu trong cây Hoàng Nam còn được nghiên cứu có tác dụng chống nấm và chống vi khuẩn.
Kinh tế
Gỗ hoàng nam là một loại gỗ đẹp, thẳng và cao, có màu sắc trắng khác biệt với màu sắc vàng ngả nâu của các loại gỗ thông thường như nhãn, xoan… nên được ưa chuộng làm các đồ dùng mỹ nghệ.
Trồng cảnh quan
Cây Hoàng Nam cây công trình là một giải pháp tôn tạo cảnh quan khá lý tưởng đối với các kiến trúc sư. Trồng hoàng nam có dáng cao không mất quá nhiều diện tích, cây còn có thể làm rào cản bụi, lọc bụi khá phù hợp. Hoàng nam khá thích hợp với những ngôi nhà hoặc công trình kiến trúc theo phong cách Châu Âu tạo nét chấm phá cho cảnh quan sân vườn thêm phong phú và đa dạng.
Người ta thường trồng hoàng nam thành đường viền hành lang trong công viên, điểm xuyết cho không gian vườn biệt thự, giảm tiếng ồn và giảm nhiệt ở xí nghiệp ,các khu công nghiệp, cơ quan.…
Phong Thủy
Trong phong thủy cây hoàng nam còn là biểu tượng cho ý chí vươn lên không chịu khuất phục, sẵn sáng đón nhận những thử thách của con người. Ngay từ cái nhìn đầu tiên chúng ta có thể thấy được hoàng nam phát triển theo hình tháp như một chiếc mũi tên hướng lên. Chính vì vậy, nó cũng được xem là biểu tượng ý chí vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc sống, thời tiết, bão táp, mưa giông,..
Ươm trồng và chăm sóc Cây Hoàng Nam
Cách ươm trồng
Cây được trồng bằng giống từ hạt già và chín. Để có sức đề kháng tốt, hạt giống được chọn từ cây mẹ khỏe mạnh, ít sâu bệnh có độ tuổi từ 6 -8 năm. Sau khi đã chọn hạt xong thì đưa vào xử lý, và tiến hành ngâm, ủ hạt trong túi vải, trong thời gian ủ nên tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho túi vải.
Sau khi ủ từ 2 – 3 ngày thì đem hạt đã ủ ra gieo ở bầu đất đã chuẩn bị sẵn sàng trong vườn ươm, cần làm mái che nắng cho đến khi cây cao được 45- 60cm thì dỡ bỏ mái che, để cây phát triển một cách bình thường.
Khi cây cao khoảng 1 mét thì có thể xuất vườn ươm. Chú ý làm hàng rào chắn, và đỡ cho cây không bị ngã trước mưa gió, thường xuyên tưới nước, bón phân định kỳ thích hợp cho cây số lượng vừa đủ tùy vào cây lớn hay cây nhỏ.
Cách trồng và chăm sóc cây
Cây hoàng nam thuộc loại cây thân gỗ khỏe, sức sống mạnh mẽ và khả năng thích nghi cao. Cây hoàng nam ưa nắng, sáng, không gian thoáng đãng, khí hậu ẩm nhưng che bóng khi còn nhỏ.
Khi trưởng thành hoàng nam thích nghi nhanh với môi trường sống mới và có sức sống bền bỉ, không cầu kỳ chăm sóc.
Đất trồng ưa thích của hoàng nam là loại đất thịt tơi xốp,giữ ẩm . Tuy nhu cầu nước cao hơn một số cây thân gỗ khác vì có rất nhiều lá, nhưng hoàng nam cũng không chịu được ngập úng và chịu hạn tốt hơn. Vì vậy Khi trồng bạn chú ý thoát nước cho cây, Ngoài ra Cây Hoàng Nam là loài cây ưa ẩm, có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh nên khi trồng cần chú ý một số yếu tố sau:
- Đất trồng: không kén đất, cần trồng cây nơi có tầng đất sâu. Cây sinh trưởng tốt trên nền đất tơi xốp và thoát nước tốt.
- Nước tưới: Hoàng nam có khả năng chịu hạn cao nên thường tưới 2 ngày/1 lần. Tuy nhiên đối với những cây mới trồng cần tưới ngày 1 lần để đảm bảo độ ẩm cho đất cũng như lượng nước tưới cho cây.
- Ánh sáng: Hoàng nam là thực vật ưa sáng, vì vậy cần trồng ở nhưng nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.
- Bón phân: bón phân đầy đủ để cây phát triển lá xanh tốt ra nhiều. Nên bón thúc ở thời kỳ sinh trưởng của cây. Khi bạn bón thì nên chia ra làm nhiều lần bón và không cần bón một lượng quá nhiều trong một lần. Nếu bón quá nhiều một lần thì cây sẽ bị xót và vô tình bị phản tác dụng. Nếu cây ngừng phát triển hoặc sinh trưởng chậm thì phun loại phân kích thích vào mặt lá