Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus Kurz
Họ: Đậu( Fabaceae)
Nguồn gốc: cây giáng hương là loài gỗ quý này có nguồn gốc bản địa từ các khu vực của Đông Nam Á, bao gồm Đông Bắc ấn độ, Thái Lan, Lào, Myanma, và cả Việt Nam. Ở Việt Nam, cây này phân bố ở các tỉnh Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên, Đồng Nai và Tây Ninh.
Đặc điểm hình thái cây giáng hương
Giáng hương thường mọc ở độ cao từ 100-800m so với mực nước biển.
Cây chịu được nhiêt độ tối cao tuyệt đối 37,7-44,4oC và tối thấp tuyệt đối 4,4-11,2oC, mọc tốt ở vùng có lượng mưa 1270–1520 mm/năm.
Cây giáng hương ưa đất thoát nước, mọc nhiều trên loại đất như đất xám, đất đỏ bazan, chịu được điều kiện đất khô xấu thích hợp với những vùng có khí hậu phân chia thành 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
- Thân: Cây giáng hương là cây thân gỗ, thân gỗ chắc, chiều cao có thể đạt từ 20 đến 35 mét. Cây có đường kính thân lớn, thân có thể đạt từ 0,7 mét trở lên. Cây có thân thẳng, bạnh vè ở gốc, màu xám của vỏ cây. bề ngoài là các nét kẻ dọc, thân có nhiều cảnh nhỏ từ thân chính, thân có nhựa, mủ màu đỏ. Cây thường có những vết hơi nứt dọc hoặc bong những vảy lớn. Các cành của cây có nhánh mảnh, có lông và khá mềm mại, đặc biệt với những cành già rất nhẵn.
- Lá: Cây dáng hương có lá màu xanh, hình elips, thuôn dài, dạng lá kép lông chim có đặc điểm lẻ 1 lần và chiều dài từ 15 – 25cm. Trong đó, có 9 – 11 lá chét với hình trứng – thuôn hoặc hình bầu dục, những lá này có chiều rộng từ 2 – 5cm, chiều dài đạt từ 4 – 11cm. Lá có lông, đầu lá cứng và mũi nhọn, gốc lá có thể tù hoặc tròn.
- Hoa: Cây giáng hương có hoa màu vàng óng phủ lông màu nâu, đạt chiều dài khoảng 5 – 9cm và hình thành thành từng cụm ở nách lá với dáng hoa hình chùy. Mùi hoa giáng hương rất thơm nhưng nhẹ nhàng không bị hắc. Khi nở hoa vàng óng cả cây toát lên rực tươi màu mới của ánh nắng.
- Quả: Sau khi hoa rụng, sẽ tạo quả, quả của cây giáng hương có đặc điểm là tròn, dẹt có kích thước khoảng từ 4cm – 9cm. Từ mũi về cuống sẽ cong dần, quả có hạt bên trong và màu vàng nâu. Xung quanh rìa quả có lông mịn và có cánh rộng.
Vị trí trồng thích hợp cho cây giáng hương
Giáng hương là loài cây có khả năng chịu được điều kiện đất xấu, nghèo dinh dưỡng, chịu khô hạn tốt. Đây là cây ưa loại đất thoát nước, là cây ưa sáng. Vì vậy, cần trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng, không trồng ở nơi bóng râm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.
Những loại đất giúp cây sinh trưởng phát triển tốt như đất xám, đất đỏ bazan. Đặc biệt, cây rất ưa chuộng những nơi có khí hậu rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Cây Giáng hương là một trong những cây cảnh được nhiều người yêu thích, cây cho hoa đẹp và mùi hương vô cùng dễ chịu nên thường được trồng ở: Trường học, nhà xưởng, vỉa hè đô thị, trang trí sân vườn
.
Ý nghĩa cây giáng hương
1. Kinh tế
Theo các chuyên gia Cây Giáng Hương là một trong những cây gỗ tốt, quý hiếm mang lại giá trị kinh tế cao, nâng cao đời sống của người dân trồng cây. Tại Việt Nam gỗ Giáng hương được xếp vào loại 1, giá 1m3 đã qua xử lý có thể lên đ 40-50 triệu đồng.
Gỗ của cây giáng hương cứng, không bị nứt nẻ, bền, gỗ có mùi hương thơm và có các vân trên mặt gỗ rất đẹp. Vì thế mà gỗ cây được ứng dụng trong nhiều đồ nghệ thuật và đồ nội thất. Có rất nhiều sản phẩm được làm từ gỗ của giáng hương rất đẹp và có giá trị cao.
Gỗ cây Giáng Hương có lõi và giác phân biệt, giác màu vàng nhạt; lõi màu nâu vàng, vân đẹp, bền và có mùi thơm dễ chịu. Khả năng hấp sấy khô chậm nhưng dễ khô; lõi cứng hơi khó gia công. Gỗ nặng trung bình, thuộc loại gỗ quý, dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng cao cấp, đóng bàn ghế, đồ mỹ nghệ đều có giá trị cao hơn các loại gỗ thông thường.
2. Tạo cảnh quan cho các công trình
Như nhiều người vẫn gọi là cây giáng hương công trình nên loại cây này được trồng làm cây công trình đô thị, Cây giáng hương cho hoa đẹp, mùi hương dễ chịu và có tán rộng nên tạo bóng mát, mang lại không khí trong lành, cải thiện tình trạng ô nhiễm. Vì vậy được trồng nhiều ở ven đường, bệnh viện, trường học, khu dân cư,… Đặc biệt lá giáng hương nhỏ, lại ít rụng nên không gây tắc nghẽn cống, không ảnh hưởng đến khả năng thoát nước.
Cây giáng hương được trồng làm cây cảnh trước nhà trong các bản thiết kế sân vườn trước nhà làm cây bóng mát, điều hòa không khí, mang lại vượng khí cho sân vườn, cho ngôi nhà bạn
3. Những công dụng khác
Giúp cải tạo đất: Điều đặt biệt ở cây giáng hương là có rễ có sinh vật cộng hưởng. Nên có khả năng cố định đạm, giúp cải tạo đất. Đây là điều mà không phải loại cây nào cũng có được. Ngoài ra, cây giáng hương thuộc loại rễ cọc, không có rễ ăn ngang. Do đó, không làm hư hại đường, nhà cửa, công trình, có khả năng giảm đổ, ngã khi có gió bão.
Nhuộm vải: Thành phần tanin trong vỏ của cây h dáng hương cùng với nhựa màu đỏ đã được sử dụng trong công nghiệp chế tạo thuốc nhuộm quần áo.
Ngoài ra, loại cây này còn có công dụng chữa bệnh. Cụ thể trong cây có chứa các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2. Rễ cây phối hợp với những vị thuốc khác có thể dùng để điều kinh và tinh dầu gỗ hương chế biến thành dược liệu. Loại dược liệu này giúp chữa một số căn bệnh hiểm nghèo. Dịch đỏ chảy ra từ cây này đem sấy khô có thể dùng để trám răng,…
Ươm trồng và chăm sóc giáng hương
1. Cách trồng cây trong cảnh quan:
– Bước 1: là Chuẩn bị mặt bằng, khi chọn mặt bằng bạn cần dọn vệ sinh khu vực trồng, Nếu trồng trên vỉa hè đường phố cần đặt biển báo nguy hiểm.
– Bước 2: Định vị vị trí trồng cây, Sau đó đào hố để trồng với kích thước hồ lớn hơn bầu từ 30 hoặc 40 cm. Phần miệng hố lớn hơn phần đáy. Tiếp đến bạn cần kiểm tra và chọn những cần không bị vỡ bầu.
– Bước 3: Chuẩn bị đất trồng cây để cho vào trong hố với là hỗn hợp đất trồng với tỷ lệ gồm xơ dừa 50%, tro trấu 30%, phân bò 15%, phân vi sinh 5%.
– Bước 4: Cho cây và hố và tiến hành lấp lại, đây là bước rất quan trọng nên bạn cần chú ý. Nếu bạn trông cây lớn thì cần thêm người hỗ trợ để không làm ảnh hưởng đến bầu cây. Đặc biệt, không làm gãy cành, gãy lá khi di chuyển. Còn nếu là cây nhỏ bạn chỉ cần nhẹ nhàng nâng cây cho vào trong hố rồi lấp đất lại là được.
2. Nhân giống:
Cây Giáng hương thường được nhân giống bằng hạt. Trước khi gieo trồng cần xử lý hạt bằng cách ngâm hạt trong nước nóng trong vòng 10 giờ. Sau đó ủ trong bao tải rửa chua hàng ngày. Khi nào hạt nứt nanh cấy vào bầu. Bầu cần được chọc lỗ thoát nước để tránh ngập úng. Ruột bầu gồm đất trộn với phân chuồng hoai, phân supe lân, tưới đủ ẩm và che bóng cho cây trong 3 tháng đầu tiên khoảng 50%. Sau 3 tháng thì còn 25%.
3. Cách chăm sóc:
Tại Việt Nam, để cây phát triển tốt thì nên trồng vào đầu tháng 6 đến tháng 8. Không nên trồng vào tháng 7 mùa khô. Cách chăm sóc cây giáng hương như sau:
- Chế độ nước: Do cây có thể chịu được hạn nên tưới cây 1 đến 2 lần 1 tuần, với những cây trồng ở 2 năm đầu cần tưới nước cho cây 2 ngày 1 lần. tránh để cây bị ngập, vì dễ bị úng rễ và thối gốc.
- Vị trí: Là cây ưa nắng vì thế chúng ta nên trồng ây ở các vị trí cây nhận được ánh sáng tốt nhất. Trong thời gian cây sinh trưởng chúng ta nên dọn cỏ và xới xáo để đất thoáng.
- Đất trồng:nên chọn loại đất tơi xốp, thoát nước tốt.
- Phân bón: giáng hương không yêu cầu cao về phân bón, tuy nhiên ở giai đoạn sinh trưởng cành lá, và ra hoa chúng ta nên bổ sung phân bón loại phân bón hữu cơ, hoặc phân NPK với liều lượng hợp lý để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
- Cắt tỉa: Vì là cây bóng mát nên chúng ta không cân cắt tỉa quá nhiều, chúng ta chi nên cắt các cành lá sâu, héo bệnh và vàng khô. Để tránh mất mĩ quan và làm ảnh hưởng tạo môi trường sâu bệnh cho cây.
- Sâu bệnh hại: cây giáng hương là loại cây có khả năng chống chịu bệnh rất tốt, cây rất ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên chúng ta vẫn nên quan sát thường xuyên để khi phá hiện ra bệnh có thể tìm cách xử lý tốt nhất và hiệu quả triệt để.