Tên thông thường: Dầu Rái hay còn gọi là Dầu Con Rái, Dầu Nước, Dầu Sơn
Tên khoa học: Dipterocarpus alatus
Là loài thực vật, thuộc họ họ Dầu: Dipterocarpaceae
Nguồn gốc: xuất xứ từ khu vực Đông Nam Á
Đặc điểm hình thái Cây Dầu Rái
Dầu Rái là loài cây thân gỗ lớn. Cây cao khoảng 40-50m có thể cao hơn, thân tròn thẳng, phân cành cao. Thân cây sần sùi, thô. Vỏ thân màu xám, thịt gỗ màu nâu đỏ. Tán lá cao có hình nón và khá dày
Lá cây Dầu Rái là loại lá đơn mọc so le nhau cách hình trái xoan thuôn dài hoặc hình quả trứng hơi nhọn ở đỉnh. Lá nhám mặt trên, mặt dưới lông mịn, dài 10-26cm, rộng 6-15cm nổi gân đối xứng, mỗi bên có khoảng 15-20 gân
Hoa Dầu Rái có cuống rất ngắn, tưởng chừng như không cuống. Mỗi bông có 5 cánh, thường mọc ở đầu cành, mọc thành những chùm lớn, 5 cánh. Hoa màu trắng, có sọc đỏ ở giữa cánh, có ống đài mang quả. Cây thường ra hoa vào cuối năm tháng 11 đến tháng 12.
Quả Dầu Rái già có hai cánh hoa phát triển dài, quả dài khoảng 10-15cm, rộng khoảng 2.5-4cm. Quả không nhẵn mà phân múi ( giống hình quả khế mới ra). Khi quả non có màu xanh, hai đài có màu hồng phấn đến lúc chín chuyển hết thành màu nâu. Quả thường chín vào tháng 4 đến tháng 5 năm sau. Khi quả chín rụng xuống xoay tròn trong gió nhìn rất đẹp mắt.
Đặc tính sinh thái của cây Dầu Rái
Cây Dầu rái có đặc tính sinh trưởng khá nhanh. Cây thường phân bố ở khu vực rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới hoặc rừng thường xanh nửa lá rụng theo mùa tại Đông Nam Á.
Dầu Rái là loại cây ưa sáng, rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam, cây phân bố rộng rãi ở các khu vực như Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Quảng Bình, Bình Thuận. Ngoài ra, chúng còn phân bố ở các cao nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Lắk. Tại các khu vực này, cây Dầu Rái xuất hiện tập trung ở những nơi có địa hình khá bằng phẳng, ven đường đi, trong thung lũng hoặc ven sông
Cây vốn ưa đất ẩm, sâu và thoát nước tốt nên thích hợp trồng trên đất xám, đất phù sa cổ, đất granite hoặc đất feralit phát triển trên phiến thạch sét. Dầu Rái có khả năng chịu ngập úng trong thời gian ngắn.
Cách ươm trồng cây Dầu Rái:
Lựa chọn Hạt giống:
Cần chọn hạt giống từ cây mẹ có thân thẳng, tròn đều có sức sống khỏe, không sâu bệnh. Thu nhặt quả chín vừa rụng xuống đất, quả và cánh có màu cánh dán.
Sơ chế hạt giống:
Quả sau khi thu hái xong, tiến hành phơi trong bóng đến khô, loại bỏ cành khô, tạp vật sau đó tiến hành bảo quản. Qủa thường nảy mầm từ 10-15 ngày, khi thu quả về cần gieo ngay hoặc giữ trong cát ẩm.
Bảo quản hạt giống:
Với mục đích duy trì khả năng nảy mầm của hạt càng lâu càng tốt. Riêng đối với hạt Dầu Rái nếu sau khi thu hái không xử lí ngay rất dễ dẫn đến mất sức nảy mầm, hỏng hạt. Việc bảo quản cần tiến hành khẩn trương tránh trường hợp để hạt bị nấm mốc xâm nhập. Hạt khi đã phơi đủ khô tiến hành cất trữ kín. Có thể dùng chum, lọ có nắp kín, đáy rải một lớp tro nguội, sau đó dùng bông không thấm nước lót một lớp dày khoảng 3-5 cm, dùng báo hút ẩm trải ở lớp trên, cho quả vào, ở trên mặt cũng bố trí tương tự rồi đậy kín nắp.
Phương pháp xử lí hạt giống:
Đối với hạt Dầu Rái Khi gieo quả cần ngâm quả trong nước lã 6 tiếng, cắt cánh và ủ rơm rạ Gieo hạt trên những luống đất đã chuẩn bị sẵn và tưới đủ ẩm cho tới khi quả nứt nanh. Với những hạt đã nảy mầm cần đem gieo hoặc cấy vào bầu đất ngay. Bầu đất có vỏ nhựa thủng đáy và được đục lỗ quanh thành bầu.
Ý nghĩa cây Dầu Rái
Lấy gỗ
Gỗ của cây dầu rái có màu nâu đỏ nhạt, thớ thô có tính thẩm mỹ cao. Tỷ trọng khoảng 0.7 – 0.9, có bộ bền nhất định. Nên phù hợp cho việc sử dụng để gia công các đồ dùng trong xây dựng, đóng đồ thông thường. Từ đó góp phần mang đến nguồn lợi ích kinh tế.Gỗ dầu rái mang đến giá trị kinh tế cao
Nguyên liệu cho ngành sơn
Không chỉ gỗ, nhựa của cây cũng được sử dụng trong các kỹ nghệ hóa mỹ phẩm như làm sơn, vecni, dầu bóng, công nghệ in, làm đuốc thắp sáng,… Ngoài ra, còn có thể được sử dụng trong kỹ nghệ dược phẩm.
Tạo cảnh quan và bóng mát
Cây Dầu Rái được trồng để phủ xanh khuôn viên trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, đường phố. Ngoài ra, tán cây còn tạo bóng mát, mang đến không khí trong lành, vẻ đẹp thẩm mỹ. Giúp đường phố xanh sạch đẹp. Trồng ở 2 bên đường vừa tạo nét đặc trưng cho con đường, lại vừa mang lại giá trị kinh tế về sau.
Y tế
Nhựa của cây Dầu Rái trong y học, chế biến thuốc. Lá và hoa của Dầu Rái được dùng để tinh chế tanin và dược liệu.
Các kích thước cây Dầu Rái hiện có tại vườn: Cao 30-40cm, 50-60cm, 1 – 1,5m… để biết được thông tin cụ thể vui lòng liên hệ Hotline: 0903.520.869 để được tư vấn chi tiết cũng như hỗ trợ bạn kịp thời nhé!